TÔN SẮT THÉP VINH CHI

#Thị Trường

Xem thêm

#Giới Thiệu Thương Hiệu

Xem thêm

17/10/2020

Ống thép Hòa Phát “ Luôn vươn tới đỉnh cao chất lượng

Được thành lập ngày 20/8/1996, Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát đã không ngừng phát triển và mở rộng sản xuất. Từ một nhà máy ban đầu ở Hưng Yên, đến nay, Công ty đã mở rộng ra các nhà máy ở Bình Dương, Đà Nẵng, Long An, và trở thành nhà sản xuất ống thép số 1 Việt Nam với công suất 800.000 tấn/năm.


 Ống thép Hòa Phát cung cấp các giải pháp toàn diện nhất về sản phẩm ống thép và nguyên vật liệu liên quan. Sản phẩm của Công ty đa dạng về mẫu mã, chủng loại bao gồm: ống thép mạ kẽm nhúng nóng từ phi 15 - 219; ống thép tôn mạ kẽm: ống tròn, ống vuông, chữ nhật; ống thép đen; tôn cuộn mạ kẽm. Từ tháng 10/2019, Công ty là đơn vị duy nhất tại phía Bắc cung cấp ống thép cỡ lớn tới 325mm, đảm bảo chịu lực tốt, tính thẩm mỹ cao, góp phần thay thế hàng nhập khẩu để sử dụng trong các công trình hạ tầng trọng điểm quốc gia như cầu cống, sân bay, hệ thống ống dẫn khí, dẫn dầu.

Sản phẩm của Công ty đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe nhất như TCVN 3783: 1983, ASTM A500, ASTM A53, JIS G 3302:2010, BS 1387/1985, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2015..

Với phương châm “Hoàn hảo trong chất lượng và dịch vụ”, Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát luôn sẵn sàng phục vụ Quý khách hàng một cách tận tuỵ nhất và mong muốn nhận được sự hợp tác đầy thiện chí của Quý khách hàng.




Tôn Phương Nam - Tôn Việt Nhật

 Công ty Tôn Phương Nam là đơn vị liên doanh giữa Tổng Công ty Thép Việt Nam – CTCP với Tập đoàn Sumitomo Corporation (Nhật Bản) và Công ty FIW STEEL SDN. BHD (Malaysia).

- Công ty được thành lập ngày 09 tháng 06 năm 1995 theo Giấy Chứng nhận Đầu tư số 472023000615 cấp đổi lần thứ tư ngày 26/08/2014 bởi Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai.



Công ty đã và đang là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực SXKD tôn mạ và tôn màu ở Việt Nam. Dây chuyền máy móc thiết bị:
Nhà máy Biên Hòa:
- Dây chuyền mạ kẽm - công suất: 100.000 tấn/năm
- Dây chuyền mạ màu - công suất: 70.000 tấn/năm
Nhà máy Nhơn Trạch:
- Dây chuyền mạ kẽm và hợp kim nhôm kẽm - công suất: 150.000 tấn/năm
- Dây chuyền mạ màu - công suất: 70.000 tấn/năm

Đây là dây chuyền sản xuất tôn mạ kẽm, mạ hợp kim nhôm kẽm (tôn lạnh) và tôn mạ màu hiện đại nhất trên thế giới hiện nay do Tập đoàn Tenova (Ý) cung cấp. Hai dây chuyền mới sẽ đáp ứng nhu cầu của khách hàng về số lượng, chủng loại và chất lượng sản phẩm.

Hoà Phát báo lãi đạt 98% kế hoạch năm

 Quý 3/2020, Tập đoàn Hòa Phát đạt 24.900 tỷ đồng doanh thu - tăng 62,7% và 3.785 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước...


Thị phần thép Hòa Phát tiếp tục vượt trội ở vị trí dẫn đầu với 32,6%.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG-HOSE) công bố kết quả kinh doanh quý 3 và luỹ kế 9 tháng 2020.

Cụ thể, quý 3/2020, Tập đoàn Hòa Phát đạt 24.900 tỷ đồng doanh thu - tăng 62,7% và 3.785 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 9 tháng, Tập đoàn Hòa Phát ghi nhận doanh thu đạt 65.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế lên tới 8.845 tỷ đồng, lần lượt tăng 40% và 56% so với cùng kỳ 2019. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đạt 98% kế hoạch năm. Và đây cũng là lần đầu tiên, cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế 9 tháng 2020 đã vượt mức thực hiện năm 2019, cao nhất từ trước tới nay.

HPG cho biết, Tập đoàn đã chính thức vượt lên dẫn đầu về sản lượng sản xuất thép thô với 575.000 tấn, cao nhất từ trước đến nay, tăng 19% so với tháng 8/2020 và gần gấp đôi so với cùng kỳ 2019.

Lũy kế 9 tháng, Hòa Phát đã vượt 4 triệu tấn thép thô, gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, tiêu thụ thép xây dựng thành phẩm đạt gần 2,5 triệu tấn, còn lại là phôi thép, thép cuộn cán nóng (HRC). Thị phần thép Hòa Phát tiếp tục vượt trội ở vị trí dẫn đầu với 32,6%.

Bên cạnh dẫn đầu thị trường trong nước, thép Hòa Phát đã xuất hơn 370.000 tấn, tăng 95% so với cùng kỳ. Tổng khối lượng phôi thép đã xuất kho cho khách hàng trong và ngoài nước sau 9 tháng đạt 1,25 triệu tấn.

Sản lượng tiêu thụ ống thép và tôn mạ của Tập đoàn vẫn tăng trưởng khá dù phải đối mặt không ít khó khăn do dịch Covid-19. Sau 9 tháng, sản phẩm ống thép đạt gần 570.000 tấn, tăng 3,5% so với cùng kỳ. Đặc biệt, tôn Hòa Phát ghi nhận mức tăng trưởng tới 150% so với cùng kỳ.

Trong thời gian qua, lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng mạnh, đóng góp khoảng 12% doanh thu và 15% lợi nhuận toàn Tập đoàn.

Các lĩnh vực công nghiệp khác và bất động sản cũng có những đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh chung của Tập đoàn. Điện lạnh Hòa Phát ghi nhận lợi nhuận tăng đột biến và vượt kế hoạch đề ra cho cả năm 2020 sau 9 tháng.

Nguồn tin: vneconomy.vn


Xuất khẩu thép cuộn cán nóng tăng hơn 330% so với đầu năm

Xuất khẩu thép cuộn cán nóng tăng hơn 330% so với đầu năm

Các mặt hàng khác như thép cán nóng, cán nguội, tôn mạ kim loại và sơn phủ màu, ống thép cũng đều có mức tăng trưởng tốt 



Thép cuộn tại nhà máy sản xuất của Tập đoàn Hoà Phát. Ảnh: Đức Dũng/BNEWS/TTXVN

Theo thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam, tình hình sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép trong quý III/2020 đã khởi sắc hơn so với quý I và quý II năm nay.

Cụ thể, dù mặt hàng thép xây dựng sản xuất đạt hơn 2,4 triệu tấn (giảm lần lượt 2% và 5% so với quý I và II) nhưng bán hàng thép xây dựng đạt hơn 2,7 triệu tấn (tăng lần lượt 19% và 6%), xuất khẩu hơn 400.000 tấn (tăng lần lượt 4% và 37% so với quý I và II.

Các mặt hàng khác như thép cán nóng, cán nguội, tôn mạ kim loại và sơn phủ màu, ống thép cũng đều có mức tăng trưởng tốt, cả về bán hàng và xuất khẩu so với thời gian đầu năm. Đặc biệt, thép cuộn cán nóng xuất khẩu đạt hơn 270.000 tấn, tăng trưởng hơn 330%...

Một điểm sáng nữa trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành thép là nhập khẩu thép về Việt Nam trong tháng 8/2020 đạt 1,19 triệu tấn với kim ngạch 547 triệu USD, giảm 15,93% về lượng và tăng 3,46% về giá trị so với tháng trước; so với cùng kỳ năm trước đã giảm lần lượt 6,75% và giảm 15,5%.

Tính trong 8 tháng năm 2020, nhập khẩu thép về Việt Nam đạt 9,35 triệu tấn với trị giá trên 5,43 tỷ USD, giảm lần lượt 3% về lượng và 13% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, xuất khẩu ngành thép trong tháng 8/2020 đạt hơn 1,16 triệu tấn, với trị giá gần 577 triệu USD, tăng 31% về lượng và 29% về trị giá so với tháng trước đó; so với cùng kỳ năm 2019, sản lượng xuất khẩu tăng 140%, nhưng về trị giá giảm 23%.

Trong 8 tháng năm 2020, các thị trường xuất khẩu của Việt Nam có Trung Quốc đạt hơn 2 triệu tấn, tương đương trị giá 844 triệu USD, tăng đột biến cả về lượng và trị giá xuất khẩu so với cùng kỳ 2019; khối ASEAN vẫn là thị trường lớn của thép VIệt Nam, đạt 2,67 triệu tấn, tương đương 1,44 tỷ USD.

Hiệp hội Thép cho hay, xuất khẩu thép của Việt Nam sang Trung Quốc tăng cao so với các năm, chủ yếu là thép thô. Tuy nhiên, đây chỉ là hiện tượng, chứ không phải xu hướng lâu dài do thị trường thép Trung Quốc có sự khôi phục sản xuất nhanh hơn thị trường thép khác trên toàn cầu. Điều này được các chuyên gia lý giải do quốc gia này kiểm soát được dịch bệnh nhanh và sớm từ cuối quý I/2020, cùng với các chính sách kích cầu kinh tế...

Theo nhận định từ Bộ Công Thương, thời gian qua, sản lượng thép xây dựng sản xuất, bán hàng và xuất khẩu trong 9 tháng của năm 2020 đều giảm do tác động của dịch COVID-19. Tuy nhiên, dự kiến từ nay đến cuối năm, thị trường thép xây dựng sẽ khởi sắc hơn, do trong ngắn hạn, thị trường nội địa có nhu cầu tiêu thụ thép nhiều hơn sau thời gian giãn cách do dịch bệnh COVID-19.

Việc kiểm soát dịch bệnh đã khiến tiêu thụ ngành thép được khôi phục hơn so với thời điểm đầu năm. Tuy nhiên, so với năm trước, tiêu thụ thép thành phẩm các loại giảm nhẹ.

Tính trong 9 tháng năm 2020, sản xuất thép các loại đạt hơn 18,5 triệu tấn, giảm 1,7% so với cùng kỳ 2019; bán hàng thép các loại đạt hơn 16,5 triệu tấn, giảm 4,3%. Đặc biệt xuất khẩu thép các loại đạt hơn 3,2 triệu tấn, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), các doanh nghiệp có sự cạnh tranh gay gắt để giữ thị phần hay phát triển thêm thị phần, cạnh tranh trong cả lĩnh vực công trình và dân dụng. Do giá nguyên liệu tăng và cạnh tranh về giá bán nội địa nên các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn.

Trong tháng 9/2020 giá phôi thép nhập khẩu có xu hướng tăng khoảng 20-25 USD/tấn so với tháng 8/2020, hiện ở mức 445 USD/tấn. Giá phôi nội địa tăng từ 300 đến 500 đồng/kg, giữ mức 10.200 – 10.500 đồng/kg.

Trong nước, giá thép phế nội địa tăng từ 400 đến 500 đồng/kg, giữ mức 6.700 – 7.000 đồng/kg; giá thép phế nhập khẩu tăng 7 USD/tấn giữa tháng 9 nhưng đã giảm về cuối tháng 9, giữ ở mức 305 USD/tấn.

Giá các loại nguyên vật liệu sản xuất thép tăng nhẹ vào đầu tháng 9 và có xu hướng đi ngang đến cuối tháng. Hiện giá bán thép trong nước ở mức 11.050 – 11.150 đồng/kg tùy từng chủng loại sản phẩm và từng doanh nghiệp.../.

Nguồn tin: bnews.vn